Là một người sở hữu website, khái niệm web hosting bạn chắc chắn cần nắm rõ để có thể lựa chọn được một hosting chất lượng và đồng thời vận hành website một cách mượt mà. Vậy web hosting là gì và có những điều gì cần biết về web hosting? Tất cả những kiến thức bạn sẽ được cập nhật ngay tại bài viết này.
Web Hosting là nơi lưu trữ tất cả các trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet, Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Nói một cách đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc hay phòng giao dịch của một doanh nghiệp trong đời thường. Khi bạn thuê một Web Hosting, điều đó cũng giống như bạn thuê một phòng trong một cao ốc để làm văn phòng hay trụ sở làm việc. Chỉ có điều môi trường này tồn tại trên internet.
Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.
Dung lượng cũng ảnh hưởng một phần đến chi phí. Nếu dụng lượng càng cao, thì chi phí thuê càng lớn. Chính vì vậy, bạn phải lựa chọn hosting với dung lượng phù hợp cho nhu cầu, không nên quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.
Băng thông càng lớn thì đồng nghĩa với việc có càng nhiều người dùng có thể truy cập và trao đổi thông tin với website. Ngược lại, băng thông thấp sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trên web.
FTP là viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol – là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật website của mình một cách dễ dàng.
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System. Là hệ thống phân giải tên miền trên Internet. Nếu Web Hosting giống như nhà bạn và Domain name (tên miền) giống như địa chỉ thì DNS giống như bản đồ. Giúp xác định vị trí ngôi nhà của bạn khi có địa chỉ. Web Hosting hỗ trợ DNS là rất cần thiết bởi nó giúp cho tên miền của bạn liên kết được với Web Hosting. Nếu Web Hosting không hỗ trợ DNS, bạn phải cần đến nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự thiếu đồng bộ, tiêu phí công sức cũng như tiền bạc.
PHP: Được chạy trên máy chủ Linux hoặc Windows. Với đặc điểm mạnh mẽ, dễ viết, dễ dùng, dễ phát triển. Cặp đôi với PHP là cơ sở dữ liệu MySQL. PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay. – ASP: Chạy trên máy chủ Windows, thường sử dụng cơ sở dữ liệu Access, được Microsoft phát triển nhắm vào các đối tượng ứng dụng văn phòng. – ASP.NET: Chạy trên máy chủ Windows. Được Microsoft xây dựng trên nền tảng .NET, kết hợp với cơ sở dữ liệu MSSQL Server khiến cho ASP.NET trở nên một địch thủ đáng gờm đối với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình web nào. – JSP, CGI, Python: Chạy trên máy chủ Windows hoặc Linux. Đã từng nổi đình nổi đám một thời. Tuy nhiên hiện nay đã không còn phổ biến.
Là phần mềm web đi kèm với các gói hosting hỗ trợ cho khách hàng chủ động quản lý và cấu hình gói hosting. Phần mềm này cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain,…
Parked Domain tức là nhiều domain cùng trỏ về một khu vực nào của host, hoặc toàn bộ host. Chẳng hạn như bạn có 3 domain domain.com, domain.net, domain.info cùng trỏ host này (trong đó domain.com là website chính sẽ hiển thị), như vậy nó là parked domain. Còn Add-on domain là một dạng “cơm thêm” nhưng lại được ưa thích hơn. domain1.com, domain2.com, domain3.com là 3 add-on domain cùng một host nhưng lại trỏ vào các phần khác nhau của host. Add-on domain cho phép ta làm nhiều trang web khác nhau trên cùng 1 host, nhằm sử dụng toàn bộ khả năng của host.
Khi chọn mua web hosting, ngoài việc lưu ý đến các thông số kỹ thuật được nêu ở trên. Bạn cần có những tiêu chí riêng trong việc chọn đơn vị mua hosting uy tín. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị cung cấp web hosting khác nhau. Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu thật kỹ thông tin của các đơn vị và so sánh về dịch vụ, chất lượng mới nên đưa ra quyết định.
Một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín không chỉ cung cấp một hosting tốt mà trong quá trình tư vấn còn giúp bạn có được những giải pháp phù hợp. Đồng thời dịch vụ chăm sóc khách hàng của những đơn vị này phải tốt. Bởi trong quá trình sử dụng hosting chắc chắn không tránh khỏi các sự cố sẽ xảy ra. Khi đó, bạn sẽ được đảm bảo là có người hỗ trợ kịp thời để không ảnh hưởng đến hoạt động của website.
Trên đây là tất cả những kiến thức về web hosting mà bạn cần lưu lại ngay để làm kinh nghiệm khi lựa chọn. Có một nền tảng hosting tốt, website được vận hành mượt mà, bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào việc xây dựng website như thế nào để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bạn có thể xem những kiến thức cơ bản về website dành cho người mới để hiểu hơn về việc vì sao cần có website trên online.
1 Comment
[…] Web hosting: Sau khi đã có tên miền. Công việc tiếp theo của bạn đó chính là thuê một máy chủ. Đó được gọi là web hosting. Máy chủ sẽ lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh và tài liệu của website để từ đó có thể đưa ra được những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng. […]